1. Cung đường đi:
Ngày 1: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Tuyên Quang – Hà Giang (Vị Xuyên, Quản Bạ)
- Tham quan núi Đôi, cổng trời ở Quản Bạ. Nghỉ đêm ở Quản Bạ.
- Tổng số km xấp xỉ: 350km
Ngày 2: Quản Bạ - Yên Minh – xã Phố Cáo - xã Sủng Là - thung lũng Sà Phìn - Đồng Văn
- Sáng tham quan khu nhà cổ và vườn hoa tam giác mạch ở Phố Cáo, nhà của Pao (Sủng Là), dinh nhà họ Vương (Sà Phìn), chợ lùi Sà Phìn (nếu rơi đúng ngày).
- Chiều đi cột cờ Lũng Cú. Nghỉ đêm ở Đồng Văn.
- Tổng số km xấp xỉ: 70km
Ngày 3: Đồng Văn – Mèo Vạc – Cao Bằng – Bắc Cạn (Vườn quốc gia Ba Bể)
- Suốt ngày trên xe. Dừng chân trên đèo Mã Pí Lèng để nhìn ngắm dòng song Nho Quế cùng đoạn đèo hiểm trở, một trong “tứ đại đỉnh đèo” ở miền Bắc.
- Tổng số km xấp xỉ: 250km
Ngày 4: Bắc Cạn – Hà Nội.
- Sáng đi thuyền trên hồ Ba Bể (3 tiếng)
- Chiều về lại Hà Nội.
- Tổng số km xấp xỉ: 170km
2. Bản đồ cung đường:
https://www.google.com/maps/d/edit?mid=zszP5in2hh3E.kc42GPCcQaE8
3. Bản đồ Hà Giang (nguồn: Internet)
4. Lộ trình đi:
- Từ Hà Nội đến ngã ba Nội Bài: Quốc lộ 1.
- Từ Nội Bài đến Hà Giang: quốc lộ 2A – 2 - 2B – 2C (chạy dọc sông Lô). Nếu đi xe ô tô thì nên tận dụng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai cho đoạn được từ Hà Nội – 2B.
- Thành phố Hà Giang – Đồng Văn – Mèo Vạc: Quốc lộ 4C (con đường Hạnh Phúc). Đoạn từ Đồng Văn – Mèo Vạc sẽ đi dọc dòng song Nho Quế.
- Từ Mèo Vạc – Cao Băng (cầu Lý Bôn) quẹo quốc lộ 34. Đến thị trấn Tĩnh Túc (Cao Bằng) quẹo tỉnh lộ 212 để đến Bắc Cạn. Quẹo quốc lộ 279 và tỉnh lộ 254 để đến Vườn quốc gia Ba Bể.
- Từ Ba Bể về Hà Nội: tỉnh lộ 254, tỉnh lộ 268, quốc lộ 3. Nếu đi ô tô nên tận dụng đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên để đi về.
- Khi đi qua cầu Thăng Long, khi về qua cầu Chương Dương.
5. Những vấn đề cần quan tâm trong cung đường này:
- Nên coi phim “Chuyện của Pao” để có thể cảm nhận được một phần cuộc sống và suy nghĩ của người dân tộc trên vùng đất Hà Giang này.
- Tìm hiểu về chiến tranh biên giới ở nơi đây.
- Tìm hiểu về quá trình xây dựng những cung đường qua những con đèo hiểm trở.
- Tìm hiểu về cuộc sống của đồng bào dân tộc ở đây: người Mông, Lô Lô, người Tày, người Nùng, người Dao…
6. Nhận xét khi đi cung đường này:- Hành trình ngày 3 quá mệt mỏi. Nên có điểm dừng chân.
- Lần sau đi sẽ ghép thêm Hoàng Su Phì và thác Bản Giốc cho chương trình thêm trọn vẹn.
- Nên đi vào các mùa hoa ở Hà Giang:
+ Tháng 10, 11: hoa tam giác mạch.
+ Tháng 1, 2: hoa cải vàng.
+ Tháng 2: hoa cải trắng.
+ Cuối tháng 2, đầu tháng 3: hoa đào, hoa mận
- Nên sắp xếp thời gian để trên đường đi có thể tham gia những phiên chợ của người dân tộc:
+ Chợ họp cố định gồm: Chợ Ma Lé họp phiên vào sáng thứ bảy hàng tuần. Chợ Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc họp phiên vào sáng chủ nhật hàng tuần.
+ Chợ lùi gồm bốn chợ Lũng Phìn, Sà Phìn, Phó Bảng và Phố Cáo.
- Cung đường này nên đi xe máy để có thể cảm nhận hết vẻ đẹp trên đường đi. Hà Giang rất rất đẹp và những cái đẹp này khó có thể được cảm nhận hết khi ngồi trong ô tô.
- Nên ở homestay ở một số bản ở Hà Giang.
- Vườn quốc gia Ba Bể chuyên kinh doanh homestay khá hay và thú vị. Đi thuyền trong hồ không có nhiều thú vị cho lắm. Trekking vô rừng quốc gia sẽ hay hơn.
- Một số trang web hay để tham khảo khi chạy tuyến Hà Giang này. Đọc xong là có thể xách balo lên và đi được rồi.
+ http://daisudulich.blogspot.com/: hướng dẫn rất chi tiết về đường đi, chỗ ăn, chỗ nghĩ, chỗ tham quan.
+ www.toidi.net
7. Một vài hình ảnh trên cung đường
Nhà trình tường đặc trưng của người dân tộc
Cánh đồng hoa Tam Giác Mạch
Cô gái H'Mong địu em (hay là con?) :)
Như một bức tranh
Dinh nhà họ Vương
Chợ phiên
Cao nguyên đá Đồng Văn
Sông Nho Quế chảy qua đèo Mã Pí Lèng
Cánh đồng ở Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể
- Thêm nhiều hình nữa ở link sau: https://plus.google.com/photos/102213081794058890153/albums/6086314535744319345
Cám ơn mọi người đã đọc bài viết. Chúc mọi người ngày tốt lành.
Bạn Lan là bạn Lan thích đi chơi lắm. :).
Cảm ơn Lan đã đọc và quan tâm tới Blog của Văn Nguyễn - daisudulich.vn
ReplyDeleteNếu bạn dẫn giúp Văn Nguyễn cái link về trang web mình để mọi người tiện tham khảo thì tốt quá.
Cảm ơn Lan và chúc bạn luôn yêu đời vui vẻ !