- Cứ đi dọc đường quốc lộ 6, qua thị trấn Tân Lạc, Phú Cường, đèo Thung Khe. Đoạn Cao Phong - Tân Lạc, Phú Cường nhiều đoạn dốc nhẹ. Đèo Thung Khe dài 7km dốc thoai thoải, đa phần 7, 8%, có 1 đoạn 10%. Đoạn này không khó đi lắm và dễ đi hơn đèo Dốc Cun. Một điều lạ là mình không hề thấy bảng báo tên đèo đâu hết (đèo Dốc Cun cũng vậy). Đi hết cái đèo hỏi người ta mới biết mình mới đi xong, thế mà mình tưởng đó chỉ là mấy cái dốc tương tự ở Phú Cường. :)
Đây là sơ nét đoạn đường tui phải đạp nè. :)
- Khi đi xuống đèo sẽ gặp ngã 3, một hướng vô Mai Châu, một hướng tiếp tục đi Sơn La, quẹo vô hướng Mai Châu, đi 5km nữa là đến trung tâm thị trấn. Đường từ ngã 3 đến trung tâm rất đẹp với những cánh đồng lúa xung quanh.2. Tổng số km: 50km.
3. Thời gian hoàn thành: 9 tiếng. Hu hu. (bao gồm 1,30 tiếng nghỉ trưa và nghỉ dọc đường)
Nhìn cái biển này xúc động cực kì.
4. Tốc độ trung bình: 5.5km/h. :(.
Đúng là đi đường núi, hết dốc này đến dốc khác. Lết lên không nổi. Mỗi ngày đi
được 30 – 50km là mừng lắm rồi.
5. Thời tiết:
- Trời đẹp và se lạnh, nắng trưa ấm nóng. Đèo không có sương
mù.
6. Cảm nhận khi đạp xe:
- Tín hiệu mừng là chân đã không bị đau như hôm qua do mình thay đổi tư thế đạp. Tuy nhiên lên dốc vẫn chịu không được vì mệt quá thể. Mình đi dốc được tầm 10m thì phải dừng lại thở 1 phút. Cứ bị như vậy cho tầm 20km đường dốc. Vật vã suốt 6 tiếng. hic. Nhưng ít ra hôm nay mình cũng vẫn còn đạp được chứ không đến nỗi dắt bộ qua cả đoạn đèo như đèo Dốc Cun hôm qua.
- Tín hiệu mừng là chân đã không bị đau như hôm qua do mình thay đổi tư thế đạp. Tuy nhiên lên dốc vẫn chịu không được vì mệt quá thể. Mình đi dốc được tầm 10m thì phải dừng lại thở 1 phút. Cứ bị như vậy cho tầm 20km đường dốc. Vật vã suốt 6 tiếng. hic. Nhưng ít ra hôm nay mình cũng vẫn còn đạp được chứ không đến nỗi dắt bộ qua cả đoạn đèo như đèo Dốc Cun hôm qua.
- Cao Phong có bán quýt, cam và mía nhiều lắm. Hình như đây là
đặc sản ở đây. Tiếc là mình đã không mua ăn. Huhu. Tiếc đến bây giờ. Trên đèo
Thung Khe cũng có mấy chỗ bán ngô nướng, mía và khoai nướng khá vui. Tại
mình không có thời gian nên không bu vô.
- Mấy bác xe tải thấy mình sao phấn khích thế, bóp còi inh cả
tai, rồi nhoài ra cửa sổ để nhìn mình nữa. Mình biết mình đẹp rồi mà. :).
6. Kinh nghiệm
- Ngày nào mà đạp xe đường trường thì nên dậy sớm (tầm 6 giờ sáng) để đi. Thà đi sớm, đến nơi sớm chứ đừng để đi trễ, khi đến thì trời đã tối hù rất nguy hiểm. Nguy hiểm hơn nữa là không tới nơi được. Ở trên đèo khi trời đã xế bóng, gió núi thốc vào lạnh toát, tinh thần rối loạn mà còn phải lo đi kiếm chỗ ngủ. Hôm nay mình đã chủ quan, nghĩ đoạn đường chỉ có 50km thôi, rồi 10:30am mới xuất phát. Không ngờ đoạn đường này toàn dốc, đạp không nổi phải nghỉ liên tục. Cuối cùng qua đèo Thung Khe lúc 6 giờ tối, đến Mai Châu tầm 7:30. :(. May là qua kịp đèo khi trời vừa tối.
Đến Mai Châu thì trời vừa kịp tối.
- Mấy đoạn dốc 8 – 10% thì ngồi đạp không nổi, phải chỉnh đề
nặng hơn rồi đứng lên đạp mới đủ lực đưa xe lên. Nhưng làm vậy thì mệt nhanh.
Mình sẽ tìm hiểu thêm những tư thế ít tốn công sức mà tập trung đủ lực để leo dốc.
- Để tránh bị đau đầu gối thì không được đạp cố và đạp nặng
cho nhanh. Vặn dĩa thấp, lip to. Muốn đi nhanh thì nên đạp nhiều vòng mà nhanh
nhẹ, không tốn lực nhiều. Đạp xe thì cả cơ thể (đặc biệt là mông) nên vận động
theo nhịp đạp của chân. Đừng để chỉ có mỗi đầu gối nhấn xuống tạo lực, làm vậy
thì đầu gối dễ đau.
- Cách 2 ngày nên tổng kiểm tra lại xe đạp. Tra lại dầu mỡ,
kiểm tra xem có con ốc nào lỏng lẻo không, kiểm tra xem xe có dấu hiệu kì lạ gì
không. Nếu không làm vậy thì sẽ tốn rất NHIỀU thời gian sửa xe dọc đường. Mà đặc
biệt đang đi lên đèo mà phải tốn thời gian cho việc đó thì đúng là CỰC HÌNH, lúc
đó hối hận không kịp. Như hôm nay, mình đã quên tra nhớt cho xe, xe lên dốc chạy
không mượt, thế là phải tốn thời gian tháo đồ ra kiếm nhớt tra vào sên. :(.
- Phải buộc đồ cho thiệt chặc. Thử tưởng tượng đang lên đèo
mà rớt đồ, phải chạy xe xuống lấy rồi leo lên lại thì đúng là THẢM HỌA showbiz.
- Manh mẹo một chút để tranh thủ chút lòng trắc ẩn từ người
xung quanh. :).
Cái này anh Nam ở Sơn La dạy mình. Nên nói mình là sinh viên đi thực tập để viết
báo cáo gì đó, để người ta biết mình nghèo mà mời bữa cơm hoặc nói đúng giá. Chứ
nói mình là người đã đi làm thì người ta sẽ quy chụp là mình có nhiều tiền mà
tranh thủ chém chặt hoặc không thèm giúp đỡ. Mẹo này chỉ áp dụng cho người mình
gặp qua đường. Chứ người nào mà mình biết là tốt bụng và hiểu hoàn cảnh của
mình rồi thì nên nói thật lòng thì người ta mới tin tưởng được. Nói chung là
tùy cơ ứng biến.
- Đang đạp xe thì có một suy nghĩ để giải quyết chuyện khi
nào xin ngủ nhờ nhà người dân, khi nào nên ở nhà nghỉ. Mình nghĩ, trong quá
trình đạp xe, lỡ bước giữa đường thì nên xin ngủ nhờ nhà người dân 2 bên đường
để tiết kiệm chi phí. Vì mình chỉ ở 1 đêm thôi nên người ta dễ cho. Nhưng đến một
địa điểm du lịch nào đó, có thể ở lại 2 – 3 đêm cùng một nơi thì nên ở nhà nghỉ
để đi chơi cho thoải mái mà không bị ngại. Ở địa điểm du lịch thì người ta có
xu hướng bán dịch vụ hơn là cho không dịch vụ mà. Hoặc muốn tiết kiêm hơn nữa
thì lên couchsurfing xin ở nhờ ở những địa điểm du lịch. Chỉ những người tham
gia cộng đồng couchsurfing thì mới hiểu mình cũng cần tiết kiệm khi đi du lịch.
Dù có mang lều và túi ngủ, cũng không bao giờ qua đêm ngoài trời một mình đó.
ReplyDeletenhững gì anh nói bây giờ em thuộc lòng thành khẩu quyết đọc ra miệng rồi đấy, giỏi quá, mới có 4 ngày thực tập, cố gắng trên từng chặng đường em nhé
ReplyDeletetokin