Ngày 2: Đỉnh Phanxipan – Sau cơn mưa trời lại sáng.
Sáu giờ sáng, trời đã tạnh cơn mưa. Chúng tôi dậy và
mừng thầm. Đúng là ông trời như là con gái ấy, giận thì giận mà thương thì
thương. Yêu ghê. Chúng tôi ăn vội vàng tô mì tôm để chuẩn bị chinh phục đỉnh
Phanxipan. Từ độ cao này lên đến đỉnh, chúng tôi được bỏ lại balo ở trại và chỉ
mang những đồ thiết yếu nhất lên đỉnh mà thôi. Việc này khiến chúng tôi thở
phào nhẹ nhõm.
Đi leo núi đường trường như vậy thì balo là gánh nặng đối với tôi. Càng mang theo nhiều đồ trong balo thì mình càng chết. Đã có biết bao nhiêu người khi đi thì mang cho biết bao nhiêu đồ, cuối cùng khi leo, xách không nổi, phải nhờ porter mang dùm hoặc bỏ hết mấy đồ dư thừa dọc đường, từ đó hình thành một vấn nạn muôn thuở của ngành du lịch Việt Nam: rác thải du lịch. Chuyến đi Fan lần này, ngoài những cảm xúc mới mẻ mà tôi có được, tôi cũng bức xúc nhiều về tình trạng rác thải ở đây. Tôi đi ngay sau dịp lễ nên có cơ hội được tận mắt chứng kiến cảnh tượng hoang tàn bởi rác thải được xả bởi hàng trăm người vô ý thức. Rác ở khắp nơi dọc theo con đường leo Trạm Tôn và tụ tập thành một đống trên đỉnh. Thành phần rác cũng rất đa dạng mà đa số là những chai nhựa, vỏ bánh kẹo, chiếc dép đứt quai, đôi vớ, bịch ni lông… Nhìn đống rác đó mà tôi chạnh lòng, nhớ đến những bịch ni lông, vỏ lon nước ngọt… nổi lềnh bềnh trên mặt nước biển màu ngọc bích ở vịnh Hạ Long, một trong những vùng vịnh đẹp nhất thế giới. Khi đi leo núi như vậy, tôi nào dám xả rác bừa bãi như thế, ăn xong bịch bánh cũng phải cất vỏ vô balo. Balo nặng do chứa nhiều đồ dư thừa thì cũng ráng xách đến lán trại và cho bớt những người dân tộc làm việc ở đây.
Đi leo núi đường trường như vậy thì balo là gánh nặng đối với tôi. Càng mang theo nhiều đồ trong balo thì mình càng chết. Đã có biết bao nhiêu người khi đi thì mang cho biết bao nhiêu đồ, cuối cùng khi leo, xách không nổi, phải nhờ porter mang dùm hoặc bỏ hết mấy đồ dư thừa dọc đường, từ đó hình thành một vấn nạn muôn thuở của ngành du lịch Việt Nam: rác thải du lịch. Chuyến đi Fan lần này, ngoài những cảm xúc mới mẻ mà tôi có được, tôi cũng bức xúc nhiều về tình trạng rác thải ở đây. Tôi đi ngay sau dịp lễ nên có cơ hội được tận mắt chứng kiến cảnh tượng hoang tàn bởi rác thải được xả bởi hàng trăm người vô ý thức. Rác ở khắp nơi dọc theo con đường leo Trạm Tôn và tụ tập thành một đống trên đỉnh. Thành phần rác cũng rất đa dạng mà đa số là những chai nhựa, vỏ bánh kẹo, chiếc dép đứt quai, đôi vớ, bịch ni lông… Nhìn đống rác đó mà tôi chạnh lòng, nhớ đến những bịch ni lông, vỏ lon nước ngọt… nổi lềnh bềnh trên mặt nước biển màu ngọc bích ở vịnh Hạ Long, một trong những vùng vịnh đẹp nhất thế giới. Khi đi leo núi như vậy, tôi nào dám xả rác bừa bãi như thế, ăn xong bịch bánh cũng phải cất vỏ vô balo. Balo nặng do chứa nhiều đồ dư thừa thì cũng ráng xách đến lán trại và cho bớt những người dân tộc làm việc ở đây.
Đã có những khu rừng quốc gia khai thác du lịch làm
rất tốt công tác giáo dục ý thức cho du khách. Tôi còn nhớ và ấn tượng rất đậm
nét chuyến đi của tôi vào rừng Nam Cát Tiên khi ngay từ bước chân đầu tiên của
tôi vào rừng, câu đầu tiên tôi được thấy là câu:
Bạn
không để lại bất cứ thứ gì ngoài những dấu
chân
Bạn
không được lấy bất cứ thứ gì ngoài những bức ảnh đẹp
Với những câu tuyên truyền như thế này, ai mà không
nhớ cho được!
Thế nhưng ở Hoàng Liên Sơn, với tư cách là một du
khách, tôi không hề nghe hay bắt gặp những câu nhắc nhở như vậy. Tôi cũng không
thể thấy được dù một cái thùng rác dọc đường đi (trừ những thùng rác ở hai lán
trại). Thế thì việc xả rác bừa bãi vậy âu cũng là một điều tất yếu. Tuy rất phản
cảm nhưng cũng chỉ biết trách các bác làm du lịch ở đây không tốt. Một ngọn núi
cao bao giờ cũng là một ngọn núi thiêng và ta cần phải trân trọng núi thiêng rừng
già.
Đoạn rừng trúc chìm trong sương mù
Đoạn rừng trúc chìm trong sương mù
Được giải thoát khỏi 5kg trên vai, tưởng như tôi có
thể chinh phục đỉnh Fan dễ dàng, thế nhưng tôi vẫn ì à ì ạch. Càng lên gần tới
đỉnh, gió càng mạnh, chẳng ai dám nghỉ lâu dù mệt lắm bởi dừng một lúc là cóng
rồi. Tôi liên tục tự động viên minh, miệng luôn không ngừng yêu cầu anh HDV cập
nhật đoạn đường tới đỉnh còn bao xa. Cứ thế, đi lên núi rồi lại xuống núi, rồi
lại lên núi, rồi lại xuống núi, đi như thế suốt 3 tiếng đồng hồ, và bỗng nhiên tôi
nghe tiếng em tôi hú phía trước (em tôi lúc nào cũng nằm trong top dẫn đầu, tôi
lúc nào cũng chịu trách nhiệm bọc hậu phía sau (vì chẳng ai đi chậm bằng tôi.
Haha) : “VI ƠI, TỚI ĐỈNH RỒI”.
Tôi lên tới đỉnh mà vẫn chưa mường tượng ra được. Vậy
là xong rồi sao ta, đỉnh núi mà tôi mơ ước bấy lâu nay. Chỉ đơn giản là một cột
mốc hình tam giác: FANSIPAN 3143M. Thế mà nó đã khiến tôi bay từ tận trong Nam
ra để được chạm vào cột mốc này. Đối với tôi, nó không chỉ là một cột mốc tam
giác đơn thuần với 3 cạnh mà nó còn là một điểm nhấn trong cuộc đời của tôi. Để
tôi thấy cuộc sống này có nhiều điều đáng để vươn tới lắm. Tôi yêu những chuyến
hành trình như thế này, những cuộc phiêu lưu đến những vùng đất xa lạ. Tôi tìm
thấy bản thân mình trong những chuyến hành trình đó, để rồi khi nhìn lại những
gì mình đã làm, tôi có quyền tự hào về bản thân mình. Không tự hào sao được vì
tuy cực Đông Tây Nam Bắc của đất nước, tôi vẫn chưa có cơ hội đặt chân đến, thế
nhưng hôm nay tôi đã chinh phục được cực đỉnh của đất nước mình rồi đấy. Tôi đặt
mục tiêu tiếp theo của mình: chinh phục 4 cực: Đông Tây Nam Bắc của Việt Nam. Cực
Bắc: Lũng Cú (Hà Giang), cực Nam (mũi Cà Mau).
Cực Tây: Apachai (Điện Biên), cực Đông: mũi Đại Lãnh (Phú Yên). Mỗi khi
mình đạt được cái gì đó thì mình lại tham vọng thêm một chút. Âu cũng là lẽ thường tình.
Tự nhiên nhớ tới bài hát này:
Để lên được tới đây, đôi giày là cái chịu nhiều dơ dáy và cực khổ nhất. Đáng được tán dương
Chúng tôi tranh thủ chụp đủ kiểu hình trên đỉnh Fansipan rồi cũng vội vàng rời núi vì gió trên đỉnh to quá. Cơn phấn khích đã trôi qua. Giờ tôi phải đối mặt với thực tế phũ phàng là tôi vẫn còn có cả một chặng đường dài leo xuống núi L. Lúc này nói thiệt chỉ mong có máy bay trực thăng chở mình xuống hoặc mình biến thành một trái banh mà lăn luôn cho đến chân núi. Chặng đường xuống tuy không còn phải leo dốc quá nhiều nhưng tôi cũng phải cố hết sức ghìm chân tôi lại để không đi quá nhanh mà sẩy chân. Đây lại là một nỗi cực nhọc tuy khác với nỗi cực khi lết lên dốc nhưng nó đều tốn sức y chang nhau. Những người kia đi nhanh quá đến nỗi tôi không còn thấy ai phía trước nữa. Tôi lỡ đi chậm rồi nên tôi quyết định đi chậm luôn, cứ từ từ tận hưởng cảnh vật xung quanh. Mệt thì nghỉ, thấy cái gì hay hay thì chụp hình, quay phim lại. Như cô bé quàng khăn đỏ dạo chơi trong rừng vậy. Thế mà cô bé quàng khăn đỏ cũng về được lán 2,800 mà không bị lạc hay gặp chó sói mới ghê chứ, chỉ biết bé về chậm hơn mọi người từ 30 – 45 phút. Haha.
Chúng tôi ăn trưa trong thân mật, chuẩn bị chia tay
2 người bạn đồng hành nam dễ thương. 2 bạn kia sau khi ăn trưa sẽ đi thẳng xuống
núi theo đường Trạm Tôn, còn 2 chị em tôi vẫn còn 1 đêm ngủ trên lán 2,200 để
hôm sau đi về theo đường Sín Chải. Đêm nay nghe đồn trong cái lều 2,200 chỉ có
mỗi 2 chị em tôi. Thấy ghê ghê. 2 người bạn đồng hành liên tục động viên.
Chiều hôm đó, sau khi 2 chị em đi tà tà từ độ cao
2,800 về lại 2,200, Chân tôi có biểu hiện của sự đuối. Bắp chân nhức kinh khủng
do kiềm lực quá nhiều khi xuống dốc. Mỗi bước chân mà tôi bước đều trở nên nặng
nhọc. Em tôi thì đau nhức toàn thân. Chúng tôi chỉ có 1 bịch Salonpas và phải
chia nhau dán lên những chỗ nào đau nhức nhiều nhất (nếu mà tôi có 10 bịch
Salonpas là dám tôi dán đầy chân luôn ấy chứ). Với tình trạng chân này, tôi
hoài nghi không biết ngày mai tôi có bước đi nổi không?
Tối đó, trời lại mưa kèm theo sấm và gió. Hai chị em
một mình trong căn lều không người cố gắng động viên lẫn nhau, xoa bóp chân và
tranh thủ nghỉ ngơi để ngày mai có sức, cố gắng để không phát huy trí tưởng tượng
quá nhiều trong hoàn cảnh xung quanh là bóng tối, gió thì đập ầm ầm vào lều.
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment